[Case studies] Giải pháp tái sử dụng nước thải giặt công nghiệp

Trong xu hướng “xanh hóa sản xuất” đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, việc xử lý và tái sử dụng nước thải trong ngành giặt công nghiệp trở thành yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp đáp ứng quy định pháp lý và nâng cao uy tín thương hiệu. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất khiến nhiều doanh nghiệp còn chần chừ chính là chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống tuần hoàn nước.

Hiểu được điều đó, ARES đã nghiên cứu và phát triển giải pháp tái sử dụng nước bằng công nghệ lắng Lamella kết hợp lọc trọng lực tự rửa, giúp tiết kiệm tới 3–6 lần chi phí so với hệ thống màng lọc UF/RO nhưng vẫn đảm bảo nước tái sử dụng đạt tiêu chuẩn đầu vào cho sản xuất giặt là.

Hệ thống tái sử dụng nước thải – Đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B

Tiêu chuẩn đầu ra đề xuất:

STT Thông số Đơn vị Giá trị đầu vào Giá trị đầu ra
1 Độ màu Pt-Co 30 10
2 TSS mg/L 5 <1

Bảng 1 – Tham chiếu chất lượng nước đầu vào và đầu ra của hệ thống tái sử dụng bằng công nghệ Lamella.

Mục tiêu của giải pháp:

  • Loại bỏ độ màu, độ đục và tạp chất để nước phù hợp cho tái sử dụng trong giặt công nghiệp.

  • Tối ưu chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì.

  • Vận hành tự động, phù hợp với đội ngũ kỹ thuật phổ thông.

Thuyết minh công nghệ: Các bước xử lý chính

1. Thiết bị phản ứng siêu tốc (Static Mixer)

Nước thải sau xử lý sơ cấp (đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B) được bơm vào hệ thống, tại đây hóa chất PAC (keo tụ) và PAM (trợ keo tụ) được châm vào thông qua thiết bị trộn tĩnh. Mục tiêu là hòa trộn nhanh và đồng đều các chất với nước nhằm chuẩn bị cho quá trình tạo bông cặn.

2. Ngăn phản ứng – Keo tụ và tạo bông

  • PAC trung hòa điện tích âm trên bề mặt hạt keo trong nước, phá vỡ trạng thái phân tán.

  • PAM âm kết hợp với ion dương trong PAC tạo ra các liên kết polymer, hỗ trợ hình thành các bông cặn lớn hơn.

  • Quá trình kết bông diễn ra tự nhiên nhờ chuyển động va chạm, giúp cặn dễ lắng hơn.

3. Thiết bị lắng Lamella

  • Nước sau keo tụ được dẫn vào bể lắng Lamella dạng tấm nghiêng 60°, tăng diện tích tiếp xúc và giảm khoảng cách lắng.

  • Các bông cặn di chuyển theo chiều nghiêng rơi xuống đáy, trong khi phần nước sạch dâng lên theo rãnh thu.

  • Một phần bùn sinh học được tuần hoàn về đầu bể để tái sử dụng vi sinh, phần dư sẽ xả về bể chứa bùn.

4. Thiết bị lọc trọng lực tự rửa

  • Nước trong được dẫn tới hệ thống lọc cát thạch anh đa tầng hoạt động theo cơ chế chênh áp (siphon).

  • Khi áp lực đủ lớn, hệ thống tự động rửa ngược mà không cần điện hoặc máy bơm phụ trợ.

  • Vật liệu lọc có tuổi thọ cao, ít cần thay thế, đảm bảo lọc tốt độ đục và các hạt mịn còn sót lại.

5. Bể chứa sau xử lý và khử trùng

  • Nước sau lọc được đưa về bể chứa trung gian.

  • Châm Chlorine để khử trùng cuối cùng, đảm bảo tiêu diệt Coliform và vi khuẩn gây bệnh.

  • Sẵn sàng đưa vào tái sử dụng cho công đoạn giặt là.

Ưu điểm công nghệ Lamella so với hệ thống lọc màng RO/UF

STT Hạng mục Ưu điểm công nghệ Lamella
1 Chi phí đầu tư Thấp hơn 3–4 lần so với hệ lọc màng
2 Chi phí vận hành Thấp hơn 3–4 lần, không tiêu thụ điện cho lọc
3 Chi phí bảo trì Thấp hơn 5–6 lần, vật tư thay thế đơn giản
4 Thời gian thi công Rút ngắn 2–3 lần (chỉ 2–3 tháng triển khai)
5 Diện tích sử dụng Tương đương hệ RO, dễ bố trí tại nhà máy
6 Yêu cầu nhân sự Trung cấp kỹ thuật có thể vận hành được
7 Đặc điểm công nghệ – Bể lắng gọn, xả cặn nhanh
– Vật liệu thép bền, lắp đặt nhanh
– Không dùng điện ở lọc
– Rửa lọc tự động, không dùng máy nén khí

Bảng 2 – So sánh ưu điểm giữa Lamella và hệ lọc màng trong ứng dụng tái sử dụng nước giặt.

Tải ebook

Kết luận: Giải pháp tối ưu cho ngành giặt công nghiệp

Công nghệ Lamella kết hợp lọc trọng lực tự rửa là lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp giặt công nghiệp đang tìm kiếm giải pháp:

  • Tái sử dụng nước thải để tiết kiệm chi phí nước sản xuất.

  • Đáp ứng kiểm tra môi trường và hướng tới xanh hóa bền vững.

  • Không đầu tư lớn ban đầu nhưng vẫn vận hành ổn định, dễ bảo trì.